CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số …./QĐ-ĐHTNH-QLĐT ngày … tháng … năm 20.. của Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội)
_____________________________________
Ngành đào tạo: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
- Tiếng Việt: Tài chính- Ngân hàng
- Tiếng Anh: Finance-Banking
Mã số: D340201
Trình độ đào tạo: Đại học
Loại hình đào tạo: Chính quy
- MỤC TIÊU ĐÀO TẠO (Program Objectives)
- MỤC TIÊU CHUNG (Program General Objectives)
Mục tiêu của chương trình cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội là: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Tài chính -Ngân hàng có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức cơ sở trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng; có kiến thức cần thiết về ngoại ngữ, tin học; có kiến thức chuyên môn vững vàng và năng lực thực hành nghiệp vụ về Tài chính-Ngân hàng; có năng lực tư duy sáng tạo để đảm bảo thực hiện tốt công việc đảm nhận, phát triển được năng lực chuyên môn, năng lực quản lý về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thực tiễn cuộc sống.
1.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ (Program Specific Objectives)
Chương trình đào tạo cử nhân ngành Tài chính- Ngân hàng:
- PSO1: Trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức về giáo dục đại cương, kiến thức căn bản về ngành Tài chính – Ngân hàng và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Tài chính hoặc Ngân hàng để sinh viên có khả năng làm việc độc lập, tự chủ và sáng tạo trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, ngân hàng và các loại hình tổ chức kinh tế – xã hội khác.
- PSO2: Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng chuyên môn, thực hành nghiệp vụ, kỹ năng phân tích, nghiên cứu, ứng dụng ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng mềm khác… để trở thành một cán bộ tài chính, ngân hàng chuyên nghiệp, làm việc một cách có hiệu quả trong môi trường kinh doanh hội nhập quốc tế và áp dụng công nghệ hiện đại.
- PSO3: Giúp cho sinh viên hiểu rõ và trau dồi phẩm chất đạo đức, tác phong của một cán bộ tài chính, ngân hàng; có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết và tự tin với nghề nghiệp, với công việc được giao.
- CHUẨN ĐẦU RA
2.1. VỀ KIẾN THỨC
2.1.1. KIẾN THỨC CHUNG CỦA NGÀNH TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG
- PLO1: Đạt yêu cầu trung bình trở lên trong học tập các chương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh, Giáo dục Thể chất theo quy định của Bộ GD&ĐT (được cấp các chứng chỉ tương thích); Có trình độ Anh ngữ tương đương TOEIC 450 điểm trở lên;
- PLO2: Có kiến thức cơ sở về khoa học xã hội, tự nhiên; kiến thức cơ bản về kinh tế – pháp luật, quản trị và kiến thức cần thiết về tin học.
- PLO3: Có kiến thức căn bản về ngành Tài chính – Ngân hàng như: Kiến thức về tài chính, tiền tệ, thị trường tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, thuế, tài chính công…
2.1.2. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
2.1.2.1 CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP:
- PLO4: Hiểu, vận dụng và phân tích được kiến thức chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận; rủi ro và tỷ suất sinh lời; đầu tư dài hạn và định giá tài sản; vốn kinh doanh của doanh nghiệp; nguồn vốn và các công cụ huy động vốn của doanh nghiệp; thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương; tài chính công ty đa quốc gia. Phân tích và đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- PLO5: Hiểu, phân tích, đánh giá, và đề xuất các giải pháp liên quan đến hoạt động chuyên sâu về quản trị tài chính doanh nghiệp: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận; thẩm định tài chính dự án đầu tư; quản trị vốn bằng tiền, quản trị nợ phải thu, quản trị hàng tồn kho; sử dụng đòn bảy kinh doanh và đòn bảy tài chính để gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp; hoạch định cơ cấu nguồn vốn và chọn lựa, sử dụng các phương thức và các công cụ huy động vốn cho doanh nghiệp; hoạch định chính sách cổ tức của công ty cổ phần; kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp.v.v.v.
2.1.2.2 CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG:
- PLO4: Hiểu, nắm vững và vận dụng kiến thức về các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng; nghiệp vụ tạo lập vốn, cấp tín dụng, thanh toán trong nước và quốc tế, kinh doanh ngoại hối, các dịch vụ ngân hàng điện tử và các nghiệp vụ khác. Tổ chức hạch toán kế toán của các NHTM và các TCTD. Hiểu, nắm vững kiến thức về các hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, về quản lý nhà nước và hoạch định, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước; lạm phát, lãi suất, tỷ giá…
- PLO5: Kiến thức về quản trị hoạt động của NHTM và các TCTD: Quản trị Kế hoạch kinh doanh, quản trị rủi ro, quản trị Marketing, quản trị chất lượng dịch vụ, quản trị tài sản.
2.2. VỀ KỸ NĂNG:
- PLO6: Kỹ năng chuyên môn
– Có kỹ năng thực hiện chính xác các thao tác nghiệp vụ trong quản trị tài chính doanh nghiệp, trong hoạt động kinh doanh của NHTM, của các TCTD, nghiệp vụ quản lý tiền tê tín dụng ngân hàng của NHNN.
– Có kỹ năng lập luận, nghiên cứu, tính toán và phân tích dữ liệu tham gia hoạch định chính sách tài chính của doanh nghiệp, kỹ năng quản trị ngân hàng thương mại và các TCTD (Lập kế hoạch, tổ chức triển khai và giám sát đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTM và các TCTD).
- PLO7: Kỹ năng sử dụng tin học, ngoại ngữ:
– Khả năng sử dụng tiếng Anh cho công việc chuyên môn như: giao tiếp, đọc hiểu, soạn văn bản trả lời các yêu cầu của đối tác ở mức độ đơn giản; tìm được tài liệu sách báo tiếng Anh chuyên môn cần thiết để phục vụ cho công việc của bản thân và cho đơn vị.
– Khả năng sử dụng tin học: Có khả năng ứng dụng tin học trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp như: sử dụng Internet, thư điện tử để tìm thông tin, trao đối công việc, sử dụng các phần mềm văn phòng để soạn thảo văn bản, lưu trữ thông tin, thuyết trình ý tưởng,…
- PLO8: Kỹ năng mềm
– Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng thu hút, thuyết phục đối tác trong giao tiếp để đạt mục tiêu đặt ra; có năng lực tiếp thu, phân tích, tổng hợp ý kiến và có khả năng thuyết trình mạch lạc, có hệ thống.
– Kỹ năng làm việc theo nhóm: Có khả năng tham gia tổ chức, quản lý, điều hành và biết cách phối hợp làm việc theo nhóm.
– Kỹ năng xử lí tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề: Có khả năng phát hiện, đánh giá, phân tích và xử lý vấn đề một cách kịp thời; có khả năng đổi mới, sáng tạo và thích ứng với sự thay đổi trong môi trường hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp hoặc của ngân hàng và các TCTD.
2.3. VỀ THÁI ĐỘ VÀ NĂNG LỰC TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM:
PLO9: Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm của một người công dân; có đạo đức, tác phong, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của một cán bộ tài chính, ngân hàng, có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
Kết quả rèn luyện: Đạt yêu cầu về kết quả rèn luyện toàn khóa theo “Quy định tạm thời về đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên Đại học hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 155/QĐ- ĐHTCNH-QLĐT ngày 09 tháng 10 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội.
- VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP
SV ngành Tài chính- Ngân hàng sau khi tốt nghiệp:
- Có thể đảm nhận công việc ở tất cả các vị trí thuộc lĩnh vực Tài chính -Ngân hàng của các cơ quan nhà nước: Các Bộ, Sở, Phòng, Ban.., tất cả các loại hình doanh nghiệp, các tổ chức trong nền kinh tế
- Làm công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, các Viện nghiên trong lĩnh vực Tài chính- Ngân hàng
- Tự hành nghề: Chuyên viên tư vấn Tài chính
Các vị trí chuyên sâu cho từng chuyên ngành:
3.1 CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
– Có thể đảm nhận những vị trí công việc liên quan đến tài chính và tài chính doanh nghiệp tại các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội từ Trung ương đến địa phương như: Ở các Bộ, Ban, Ngành; các Sở và các Hiệp hội…;
– Có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau liên quan đến hoạt động tài chính và quản trị tài chính tại các loại hình doanh nghiệp, các công ty, tổng công ty, tập đoàn kinh tế và các tổ chức tài chính (ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư…). Các công việc có thể đảm nhận như: Phân tích tài chính doanh nghiệp; hoạch định chiến lược, kế hoạch hóa và dự báo tài chính doanh nghiệp; phân tích và đánh giá dự án đầu tư; phân tích thị trường tài chính, đầu tư và huy động vốn; tái cấu trúc doanh nghiệp…;
– Có thế đảm nhiệm những vị trí công tác về giảng dạy, nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo(các học viện, trường đại học, cao đằng), các cơ quan nghiên cứu khoa học, các viện nghiên cứu về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng nói chung và tài chính doanh nghiệp nói riêng.
3.2 CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG
- Làm việc tại các NH (Ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính sách xã hôi, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng Hợp tác,), các TCTD khác: các Quỹ tín dụng , Công ty Tài chính, Công ty Bảo hiểm, Công ty Cho thuê tài chính.. ở tất cả các vị trí nghiệp vụ tại trụ sở chính và tại các chi nhánh.
- Làm việc tại Ngân hàng Nhà nước: có thể đảm nhận các công việc như một nhân viên nghiệp vụ tại SGD, nhân viên của các Vụ: Vụ chính sách tiền tệ, Vụ quan hệ quốc tế, Vụ Tín dụng, Vụ chế độ Kế toán, Vụ Quản lý ngoại hối…, các chi nhánh, văn phòng đại diện của Ngân hàng Nhà nước
- Có thế đảm nhiệm những vị trí công tác về giảng dạy, nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo(các học viện, trường đại học, cao đằng), các cơ quan nghiên cứu khoa học, các viện nghiên cứu về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng nói chung và Ngân hàng nói riêng.
- KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI RA TRƯỜNG
Sinh viên ngành Tài chính- Ngân hàng sau khi ra trường làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có khả năng tiếp tục học tập, nâng cao kiến thức dưới các hình thức:
- Tham gia các chương trình đào tạo sau đại học để đạt được học vị thạc sĩ kinh tế hoặc tiến sĩ kinh tế;
- Tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ trong và ngoài nước;
- Có khả năng rèn luyện để thi nâng ngạch chuyên môn và nhận các chứng chỉ nghề nghiệp hoặc ngạch bậc công chức, viên chức.
- THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Thời gian đào tạo: 4 năm, học theo tiến độ phù hợp với Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quy định đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội.
- KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA
6.1. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 134 tín chỉ
6.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo:
STT | Khối kiến thức | Số tín chỉ |
1 | KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG | 43 |
1.1 | Lý luận chính trị | 11 |
1.2 | Khoa học tự nhiên | 9 |
1.3 | Khoa học xã hội | 4 |
1.4 | Ngoại ngữ | 8 |
1.5 | Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng – an ninh | 11 |
2 | KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP | 91 |
2.1 | Kiến thức cơ sở khối ngành | 8 |
2.2 | Kiến thức cơ sở ngành | 30 |
2.3 | Kiến thức chuyên ngành | 37 |
2.4 | Kiến thức bổ trợ | 6 |
2.5 | Thực tập cuối khóa và khóa luận tốt nghiệp | 10 |
Tổng cộng (1+2) | 134 |
- ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
Công dân Việt Nam và người nước ngoài có đủ điều kiện, có nguyện vọng được tuyển vào Trường theo Quy chế tuyển sinh đại học chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quy định tuyển sinh của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội.
- QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
8.1 Quy trình đào tạo
Quy trình đào tạo được thực hiện theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quy định đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội.
8.2 Công nhận tốt nghiệp
Sinh viên được công nhận tốt nghiệp khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quy định đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ; Quy định thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học phần theo hệ thống tín chỉ và Quy định chuẩn đầu ra của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội.
- THANG ĐIỂM
Thang điểm 10 kết hợp với thang điểm chữ A, B, C, D, F.
- NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
10.1 CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
STT | Mã học phần | Học phần | Số tín chỉ | Ghi chú |
8.1. | KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
(General Knowledge) |
43 | ||
*Các học phần bắt buộc (Compulsory courses) | 41 | |||
1 | DCB.03.01 | Triết học Mác – Lênin | 3 | |
2 | DCB.03.02 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin | 2 | |
3 | DCB.03.03 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 2 | |
4 | DCB.03.04 | Tư tưởng Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Ideology) | 2 | |
5 | DCB.03.05 | Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam | 2 | |
6 | DCB.04.06 | Tiếng Anh 1 (English 1) | 4 | |
7 | DCB.04.07 | Tiếng Anh 2 (English 2) | 4 | |
8 | DCB.03.06 | Pháp luật đại cương (General law) | 2 | |
9 | DCT.01.01 | Toán cao cấp (Advanced mathematics) | 3 | |
10 | DCB.05.13 | Lý thuyết xác suất và thống kê toán
(Theory of probability and mathematical statistics) |
2 | |
11 | DCB.05.11 | Tin học 1 (General Information Technology) | 2 | |
12 | DCB.05.12 | Tin học 2 (General Information Technology) | 2 | |
13
|
Giáo dục thể chất (Physical Education) | 3 | ||
DCB.01.06 | Bóng chuyền | 1 | ||
DCB.01.07 | Cầu lông | 1 | ||
DCB.01.09 | Lý thuyết chung và bài tập TDPTC và chạy ngắn | 1 | ||
14 |
Giáo dục quốc phòng – an ninh (National Defense and security education) | 8 | ||
DCB.01.01 | Đường lối quân sự của Đảng CS Việt Nam | 3 | ||
DCB.01.02 | Công tác quốc phòng, quân sự – an ninh | 2 | ||
DCB.01.03 | Quân sự chung và Kỹ chiến thuật bộ binh | 3 | ||
*Các học phần tự chọn (Optional courses) | 2 | |||
15 | DCB.03.08 | Xã hội học (Sociology) | 2 | Chọn 1 trong 2 học phần |
16 | DCB.02.08 | Kỹ năng soạn thảo và thuyết trình (Writing&Presentation) | 2 | |
8.2 | KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP | 91 |
8.2.1 | Kiến thức cơ sở khối ngành | 8 | ||
* Các học phần bắt buộc(Compulsory courses) | 6 | |||
17 | DCB.02.04 | Kinh tế vĩ mô(Macroeconomics) | 3 | |
18 | DCB.02.03 | Kinh tế vi mô (Microeconomics) | 3 | |
* Các học phần tự chọn (Optional courses) | 2 | |||
19 | DCB.02.01 | Kinh tế phát triển (Development economics) | 2 | Chọn 1 trong 2 học phần |
20 | DCB.02.02 | Kinh tế quốc tế (International economics) | 2 | |
8.2.2 | Kiến thức cơ sở ngành | 33 | ||
21 | DTN.02.07 | Lý thuyết Tài chính – tiền tệ (Theory of finance and money) | 3 | |
22 | DCB.02.06 | Nguyên lý thống kê (Theory of statistics) | 2 | |
23 | DKT.01.20 | Nguyên lý kế toán (Theory of Accounting) | 3 | |
24 | DTN.02.18 | Thị trường tài chính (Financial market) | 2 | |
25 | DTN.02.19 | Thuế (Taxation) | 2 | |
26 | DTN.02.01 | Bảo hiểm (Insurance) | 2 | |
27 | DQK.02.05 | Marketing căn bản (Essentials of marketing) | 2 | |
28 | DQK.02.01 | Quản trị học(Management studies) | 2 | |
29 | CDB.04.03 | Tiếng Anh 3 (English 3) | 4 | |
30 | DCB.04.04 | Tiếng Anh 4 (English 4) | 4 | |
31 | DCB.04.05 | Tiếng Anh 5 (English 5) | 4 | |
32 | DCB.03.07 | Pháp luật kinh tế (Economic law) | 3 | |
8.2.3 | Kiến thức chuyên ngành | 32 | ||
* Các học phần bắt buộc (Compulsory courses) | 28 | |||
33 | DTN.02.04 | Định giá tài sản (Asset pricing studies) | 2 | |
34 | DTN.02.13 | Tài chính doanh nghiệp 1(Corporate finance 1) | 3 | |
35 | DTN.02.10 | Tài chính doanh nghiệp 2 (Corporate finance 2) | 3 | |
36 | DTN.02.14 | Tài chính doanh nghiệp 3 (Corporate finance 3) | 3 | |
37 | DTN.02.15 | Tài chính doanh nghiệp 4 (Corporate finance 4) | 2 | |
38 | DTN.02.09 | Phân tích tài chính doanh nghiệp (Corporate finance analysis) | 3 | |
39 | DTN.02.03 | Đầu tư tài chính (Financial invesment) | 3 | |
40 | DTN.02.17 | Tài chính quốc tế (International finance) | 2 | |
41 | DTN.01.02 | Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (Commercial bank) | 3 | |
42 | DTN.01.09 | Thanh toán quốc tế và Tài trợ ngoại thương (Internationl payment and trade finance) | 2 | |
43 | DTN.02.12 | Tài chính công ty đa quốc gia (Multinational business finance) | 2 | |
* Các học phần tự chọn (Optional courses) | 4 | |||
44 | DQK.02.09 | Hệ thống thông tin quản lý (Information system) | 2 | Chọn 2 trong 3 học phần |
45 | DTN.02.10 | Quản lý tài chính công (Public finance management) | ||
46 | DTN.02.15 | Hải quan | 2 | |
8.2.4 | Kiến thức bổ trợ | 8 | ||
*Các học phần bắt buộc (Compulsory courses) | 6 | |||
47 | DKT.01.18 | Kế toán tài chính 1 (Financial accounting 1) | 3 | |
48 | DKT.01.19 | Kế toán tài chính 2 (Financial accounting 2) | 3 | |
* Các học phần tự chọn (Optional courses) | 2 | |||
49 | DTN.02.23 | Thẩm định dự án đầu tư (Appraisal of investment projects) | 2 |
Chọn 1 trong 2 học phần |
50 | DKT.02.02 | Kiểm toán căn bản (Auditing fundamentals) | 2 | |
8.2.5 | Thực tập cuối khóa và Luận văn tốt nghiệp | 10 | ||
51 | DQK.01.18 | Thực tập cuối khóa (Graduation practice) | 4 | |
52 | DQK.01.19 | Luận văn tốt nghiệp (Graduation thesis) | 6 | |
Tổng cộng | 134 |
- CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG
STT | Mã học phần | Học phần | Số tín chỉ | Ghi chú |
10 .1. | KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
(General Knowledge) |
43 | ||
*Các học phần bắt buộc (Compulsory courses) | 41 | |||
1 | DCB.03.01 | Triết học Mác – Lênin | 3 | |
2 | DCB.03.02 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin | 2 | |
3 | DCB.03.03 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 2 | |
4 | DCB.03.04 | Tư tưởng Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Ideology) | 2 | |
5 | DCB.03.05 | Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam | 2 | |
6 | DCB.04.06 | Tiếng Anh 1 (English 1) | 4 | |
7 | DCB.04.07 | Tiếng Anh 2 (English 2) | 4 | |
8 | DCB.03.06 | Pháp luật đại cương (General law) | 2 | |
9 | DCT.01.01 | Toán cao cấp (Advanced mathematics) | 3 | |
10 | DCB.05.13 | Lý thuyết xác suất và thống kê toán
(Theory of probability and mathematical statistics) |
2 | |
11 | DCB.05.11 | Tin học 1 (General Information Technology) | 2 | |
12 | DCB.05.12 | Tin học 2 (General Information Technology) | 2 | |
13
|
Giáo dục thể chất (Physical Education) | 3 | ||
DCB.01.06 | Bóng chuyền | 1 | ||
DCB.01.07 | Cầu lông | 1 | ||
DCB.01.09 | Lý thuyết chung và bài tập TDPTC và chạy ngắn | 1 | ||
14 |
Giáo dục quốc phòng – an ninh (National Defense and security education) | 8 | ||
DCB.01.01 | Đường lối quân sự của Đảng CS Việt Nam | 3 | ||
DCB.01.02 | Công tác quốc phòng, quân sự – an ninh | 2 | ||
DCB.01.03 | Quân sự chung và Kỹ chiến thuật bộ binh | 3 | ||
*Các học phần tự chọn (Optional courses) | 2 | |||
15 | DCB.03.08 | Xã hội học (Sociology) | 2 | Chọn 1 trong 2 học phần |
16 | DCB.02.08 | Kỹ năng soạn thảo và thuyết trình (Writing&Presentation) | 2 | |
10.2 | KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP | 91 |
10.2.1 | Kiến thức cơ sở khối ngành | 8 | ||
* Các học phần bắt buộc(Compulsory courses) | 6 | |||
17 | DCB.02.04 | Kinh tế vĩ mô(Macroeconomics) | 3 | |
18 | DCB.02.03 | Kinh tế vi mô (Microeconomics) | 3 | |
* Các học phần tự chọn(Optional courses) | 2 | |||
19 | DCB.02.01 | Kinh tế phát triển (Development economics) | 2 | Chọn 1 trong 2 học phần |
20 | DCB.02.02 | Kinh tế quốc tế (International economics) | 2 | |
10.2.2 | Kiến thức cơ sở ngành | 34 | ||
21 | DTN.02.07 | Lý thuyết Tài chính – tiền tệ (Theory of finance and money) | 3 | |
22 | DKT.01.20 | Nguyên lý kế toán (Theory of Accounting) | 3 | |
23 | DCB.02.06 | Nguyên lý thống kê (Theory of statistics) | 2 | |
24 | DTN.02.18 | Thị trường tài chính(Financial market) | 2 | |
25 | DTN.02.13 | Thuế ( Taxation) | 2 | |
26 | DTN.02.01 | Bảo hiểm ( Insurance) | 2 | |
27 | DQK.02.01 | Quản trị học(Management studies) | 2 | |
28 | DQK.02.05 | Maketing căn bản (Essentials of marketing) | 2 | |
29 | CDB.04.03 | Tiếng Anh 3 (English 3) | 4 | |
30 | DCB.04.04 | Tiếng Anh 4 (English 4) | 4 | |
31 | DCB.04.05 | Tiếng Anh 5 (English 5) | 4 | |
32 | DCB.03.07 | Pháp luật kinh tế(Economic law) | 3 | |
10.2.3 | Kiến thức chuyên ngành | 32 | ||
* Các học phần bắt buộc (Compulsory courses) | 28 | |||
33 | DTN.01.05 | Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại 1 (Commercial banking 1) | 3 | |
34 | DTN.01.06 | Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại 2 (Commercial banking 2) | 3 | |
35 | DTN.01.09 | Thanh toán quốc tế và Tài trợ ngoại thương (International payment and trade finance) | 2 | |
36 | DKT.01.14 | Kế toán Ngân hàng thương mại(Accounting for commercial bank) | 3 | |
37 | DCB.05.07 | Quản trị Marketing ngân hàng thương mại | 2 | |
38 | DTN.01.07 | Quản trị Ngân hàng thương mại(Commercial bank management) | 3 | |
39 | DTN.01.08 | Kỹ năng bán dịch vụ ngân hàng và Quản lý quan hệ khách hàng (Selling skills and Customer Relation Management ) | 3 | |
40 | DTN.01.10 | Kỹ năng thẩm định tín dụng (Credit appraisal skills) | 3 | |
41 | DTN.01.11 | Quản trị chất lượng dịch vụ của NHTM (Service quality management of commercial banks) | 2 | |
42 | DTN.01.04 | Ngân hàng Trung ương (Central bank) | 2 | |
43 | DTN.01.12 | Quản trị rủi ro ngân hàng thương mại (Banking and risk management) | 2 | |
* Các học phần tự chọn (Optional courses) | 4 | |||
44 | DTN.02.04 | Định giá tài sản (Asset pricing studies) | 2 |
Chọn 2 trong 3 học phần |
45 | DTN.02.01 | Phân tích tài chính doanh nghiệp. | 2 | |
46 | DTN.01.15 | Hải quan | 2 | |
10.2.4 | Kiến thức bổ trợ | 8 | ||
*Các học phần bắt buộc (Compulsory courses) | 6 | |||
47 | DKT.01.17 | Kế toán tài chính (Financial Accounting) | 3 | |
48 | DTN.02.09 | Tài chính doanh nghiệp (Corporate finance analysis) | 3 | |
49 | * Các học phần tự chọn(Optional courses) | 2 | ||
50 | DKT.02.05 | Kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại(Internal audit in commercial banks) | 2 |
Chọn 1 trong 3 học phần |
51 | DTN.01.13 | Kế toán Ngân hàng Trung ương | 2 | |
52 | DTN.01.14 | Tài chính công | 2 | |
8.2.5 | Thực tập cuối khóa và Luận văn tốt nghiệp | 10 | ||
53 | DQK.01.18 | Thực tập cuối khóa (Graduation practice) | 4 | |
54 | DQK.01.19 | Luận văn tốt nghiệp (Graduation thesis) | 6 | |
Tổng cộng | 134 |
- KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (được chi tiết theo học kỳ)
- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình tuân thủ chặt chẽ chương trình khung trình độ giáo dục đại học chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Chương trình áp dụng theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội.
Chương trình này được định kỳ xem xét, hiệu chỉnh hàng năm nhằm đáp ứng sự phát triển của chuyên ngành phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
HIỆU TRƯỞNG
PGS. TS. Phạm Ngọc Ánh