Cơ hội nghề nghiệp

Có nên học ngành Tài chính ngân hàng? Học ngành Tài chính ngân hàng ra làm gì?

Được xác định là một trong những lĩnh vực thúc đẩy kinh tế phát triển, ngành Tài chính ngân hàng theo đó trở thành ngành học được thí sinh quan tâm lựa chọn. Tuy nhiên, trước những thông tin và xu hướng nghề nghiệp trong thời gian qua, không ít bạn vẫn còn đắn đo “Có nên học ngành Tài chính ngân hàng? Học ngành Tài chính ngân hàng ra làm gì?”.

 

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn yên tâm hơn khi quyết định gắn bó lâu dài với ngành học này.

Có nên học ngành Tài chính ngân hàng?
Trong những năm gần đây, lĩnh vực Tài chính ngân hàng đã khởi sắc trở lại, kéo theo “cơn khát” nguồn nhân lực chất lượng cao trong công cuộc tái cơ cấu tại đại đa số các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên cả nước.

Thực tiễn cho thấy quá trình tái cơ cấu hoạt động kinh tế luôn cần nguồn lực thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng, cụ thể giai đoạn 2015 – 2020, dự báo nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngành này của cả nước sẽ lên đến 130.000 người.

Trước những thông tin và xu hướng nghề nghiệp trong thời gian qua, không ít bạn vẫn còn đắn đo “Có nên học ngành Tài chính ngân hàng?”

Để thành công với lĩnh vực nghề nghiệp này, ngoài trình độ học vấn và bằng cấp, sinh viên còn phải sở hữu các yếu tố như ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, sự nhạy bén trong xử lý công việc, chịu được áp lực trong môi trường cạnh tranh…

Học ngành Tài chính ngân hàng ra làm gì?
Tài chính ngân hàng là kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế.

Nhu cầu nhân lực của hàng loạt các ngân hàng thương mại, tập đoàn tài chính giải quyết cho “đáp án” của câu hỏi “Học ngành Tài chính ngân hàng ra làm gì?” ngày càng phong phú và đa dạng như:

– Chuyên viên tín dụng ngân hàng;
– Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại;
– Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh ngoại tệ;
– Giảng viên ngành Tài chính – ngân hàng;
– Chuyên viên tài trợ thương mại;
– Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp;
– Chuyên viên định giá tài sản;
– Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp;
– Chuyên viên kinh doanh tiền tệ;
– Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn.

Sưu tầm

Các tin liên quan